Câu 15: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật?

Trả lời:

1.                  Định nghĩa vi phạm pháp luật:

................................................................................

2. Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật:

a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả thiệt hại cho xã hội cùng các dấu hiệu khác.

- Hành vi vi phạm pháp luật: vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạm pháp luật nếu nó không được thể hiện thành những hành vi cụ thể. Hành vi để bị coi là nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật.

- Hậu quả thiệt hại cho xã hội: .........................................................................

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho xã hội được biểu hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật nói trên trực tiếp gây ra. Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại cho xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật trên gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác, trường hợp này không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra

Ngoài ra, trong mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ... vi phạm pháp luật

b. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là ..........................................................

* Lỗi: ............................................................................................................

Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức:

- Lỗi cố ý:

+ Cố ý trực tiếp: ………………………………………................................

+ Cố ý gián tiếp: ..........................................................................................

- Lỗi vô ý:

+ Vô ý vì quá tự tin: …………………………………………………………

+ Vô ý do cẩu thả: ……………………………………………………………..

* Động cơ: …………………………………………………………………..

* Mục đích: …………………………………………………………………

Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ.

c. Khách thể của vi phạm pháp luật:

Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Vì vậy, khách thể của vi phạm pháp luật chính là những quan hệ xã hội ấy. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại, nói cách khác nó phụ thuộc và tính chất của khách thể.

d. Chủ thể vi phạm pháp luật:

Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng lực trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay không? Muốn vậy phải xem họ đã đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay chưa? Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó như thế nào? Còn đối với chủ thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó.

 

Câu 16: 1. Quy phạm pháp luật là gì? Nêu cấu trúc của quy phạm pháp luật?

a. Định nghĩa quy phạm pháp luật: ....................................... ......................

 b. Cấu trúc của quy phạm pháp luật:

* Giả định:

............................................................................................................................

Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào? Thì chịu sự tác động của QPPL đó.

* Quy định:

............................................................................................................................

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

* Chế tài:

...............................................................................................................................

Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: khi gặp những tình huống đã nêu ở bộ phận giả định của QPPL thì chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng những biện pháp gì đối với  các chủ thể được nêu ở bộ phận giả định của QPPL?

2. Dựa vào kiến thức lý thuyết về quy phạm pháp luật, Anh (chị) hãy xác định cấu trúc của các quy phạm pháp luật sau?

Trả lời:

1. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

- Giả định: .......................................................................................................

- Chế tài: .................................... ....................................................................

2. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Giả định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

- Quy định: “phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.

Câu 17: Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống sau?

 “Nguyễn Văn A (25 tuổi, quê ở Thái Nguyên), là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học tại Hà Nội. Năm 2015, qua Facebook, A quen với anh Trần Văn B (Việt Kiều Mỹ). Tháng 11 năm 2018, anh B về thăm quê và trú tại quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội. Đúng lúc này, A không có tiền đóng học phí đã bị nhà trường nhắc nhở nhiều lần. Ngày 3 tháng 12 năm 2018, A đến nhà anh B chơi và được anh B mời ở lại qua đêm. Nửa đêm tỉnh giấc, A nảy sinh ý định giết anh B để cướp tài sản. A xuống bếp nhà B lấy chiếc dao nhọn đâm B nhiều nhát khiến B tử vong tại chỗ. Sau đó, A lấy điện thoại di động, xe máy và 100 triệu đồng của anh B bỏ trốn. A mang điện thoại, xe máy đi bán được 30 triệu đồng, toàn bộ số tiền lấy được A dùng để đóng học phí và trả nợ. Ngày 10/12/2018 A bị Công an bắt khi đang lẩn trốn tại Lạng Sơn.

HD:

- Chủ thể thực hành hành vi vi phạm pháp luật: ....................................

- Khách thể của vi phạm pháp luật: .............................................  

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:  

+ Hành vi trái pháp luật: ......................................  

+ Hậu quả: .........................................

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: ................................

+ Thời gian: Đêm ngày 3/12/2018, Địa điểm: ...........................

  + Công cụ: ...............................................  

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:  

+ Lỗi: .....

+ Động cơ: cướp tài sản + Mục đích: ..........................................

 

Câu 18: Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống sau?

“Nguyễn Văn A (25 tuổi, quê ở Bắc Ninh), là sinh viên năm thứ hai của một trường đại học tại Hà Nội. Năm 2015, qua Facebook, A quen với anh Trần Văn B (Việt Kiều Úc). Tháng 11 năm 2017, anh B về thăm quê và trú tại quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội. Đúng lúc này, A không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở. Ngày 3 tháng 12 năm 2017, A đến nhà anh B chơi và được anh B mời ở lại qua đêm. Nửa đêm tỉnh giấc, A nảy sinh ý định giết anh B để cướp tài sản. A lấy chiếc búa đinh đập nhiều nhát vào đầu anh B khiến B tử vong tại chỗ. Sau đó, A lấy điện thoại di động, xe máy và 2 cây vàng 9999 của anh B bỏ trốn. A mang số tài sản này đi bán được 120 triệu đồng và dùng số tiền này để đóng học phí và trả nợ. Ngày 10/12/2017 A bị Công an bắt khi đang lẩn trốn tại Lạng Sơn.

HD:

- Chủ thể thực hành hành vi vi phạm pháp luật: .............................

- Khách thể của vi phạm pháp luật: ......................................

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:

+ Hành vi trái pháp luật: ...........................................

+ Hậu quả: ....................................

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: .......................

+ Thời gian: ................................, Địa điểm: .............................

+ Công cụ: .........................

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:

+ Lỗi:.......................

+ Động cơ: .............................

+ Mục đích: ..................................

 

Câu 19:Anh (chị) hãy nêu khái niệm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật?

1. Khái niệm:…………………………………….

2. Các dấu hiệu cơ bản:

– Một là: VPPL phải là hành vi khách quan, nguy hiểm cho xã hội và được con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động (còn gọi là hành vi hoặc bất tác vi), xâm hại đến các lợi ích (khách thể) nhất định và gây ra (hoặc có khả năng thực tế gây ra) hậu quả nguy hại cụ thể cho lợi ích của công dân, cho xã hội hoặc cho nhà nước.

(chỉ khi nào hành vi được con người thực hiện một cách có ý thức và có ý chí trong thực tế khách quan thì nó mới bị nhà làm luật coi là VPPL).

Hai là: VPPL phải là hành vi trái pháp luật vì bằng hành động (hoặc không hành động) nó đã xâm phạm đến các quy định tương ứng (các lợi ích được pháp luật bảo vệ) mà nhà làm luật điều chỉnh trong các văn bản của từng ngành luật cụ thể, tức là vi phạm điều cấm được quy định trong luật.

– Ba là: VPPL phải là hành vi được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm pháp lý

Người có năng lực TNPL là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH bị pháp luật cấm ở trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.

– Bốn là: VPPL phải là hành vi do người đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện

Người đủ tuổi chịu TNPL là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi do ngành luật tương ứng quy định để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó.

– Năm là: VPPL phải là hành vi có tính chất lỗi, tức là hành vi do người có năng lực TNPL và đủ độ tuổi chịu TNPL thực hiện một cách có lỗi

3. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật

– Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật.

Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

– Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

§  Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.

§  Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.

§  Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

– Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

Khách thể của vi phạm pháp luật: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của VPPL nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định.

Câu 20. Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.

1. Nội dung của quan hệ pháp luật là:

 a. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật

 b. Những giá trị mà các chủ thể quan hệ pháp luật muốn đạt được

 c. Là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật

 d. Là đối tượng mà các chủ thể quan tâm khi tham gia vào quan hệ pháp luật

2. Quan hệ xã hội nào sau đây không phải là quan hệ pháp luật:

 a. Quan hệ vợ – chồng

 b. Quan hệ mua – bán

 c. Quan hệ Cha mẹ – con

 d. Quan hệ tình yêu nam – nữ

 

3. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt nam là:

 a. Nhà nước đơn nhất

 b. Nhà nước liên bang

 c. Nhà nước liên minh

 d. Tất cả đều đúng

Câu 21: Anh (chị) hãy phân tích vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội?

-          Pháp luật là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, duy trì thiết lập củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.

-          Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới tăng cường quan hệ bang giao giữu các quốc gia.

-          Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tất cả  người dân. Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biều hiện lộng quyền, đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.