Câu 1 :  Trình bày khái quát chủ trương và chính sách đối ngoại cụ thể của Đảng và Nhà nước ta. Là thanh niên, anh, chị phải làm gì để tham gia vào công tác đối ngoại hiện nay?

            Thứ nhất, củng cố và tăng cường khối quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, với các đảng cánh tả, các phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, với các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới.

            Hiện nay Đảng ta có quan hệ với gần 200 đảng cộng sản và công nhân, đảng cánh tả và phong trào giải phóng, độc lập dân tộc. Chủ trương của là là luôn ủng hộ, đoàn kết hợp tác, tôn trọng độc lập tự chủ, đường lối và quan điểm của các đảng trên, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không để ảnh hưởng đến quan hệ của nước ta với các quốc gia và chính phủ của họ.

            Thứ hai, tiếp tục mở rộng quan hệ đối với các đảng cầm quyền. Điều này thúc đẩy thêm quan hệ mới với các chính phủ nước đó, tạo điều kiện cho Đảng và Nhà nước ta trao đổi kinh nghiệm cầm quyền, hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học và công nghệ…

            Thứ ba, phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm: chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả.

            Ngoại giao nhân dân có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực, trí tuệ khoa học, vốn đầu tư xây dựng đất nước, thúc đẩy giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước. Thông qua đó nhân dân thế giới hiểu ta hơn và tác động tích cực đến chính phủ nước mình ủng hộ, hợp tác với Việt Nam…

            Thứ tư, chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.

            Để phát huy quyền con người, Đảng, Nhà nước ta cần chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với mọi chủ trương, chính sách của mình; thực hiện quốc sách hàng đầu như phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội; khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp đi đôi với việc xóa đói giảm nghèo.

            Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

            Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới…

            Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu; kiềm chế và thu hẹp dần hoạt động nhập siêu. Phát huy tinh năng động của doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế…/

- Học sinh, sinh viên tự liên hệ!

 

Câu 2: Trình bày đường lối hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

- Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân.

 - Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước

 + Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn và hợp lý.

+ Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đổi mới hệ thống tổ chức toà án, cải cách hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức toà án.

+ Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp.

- Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ. Có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

- Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí

+ Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, công chức.

+ Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

Câu 3: Phân tích các tiền đề hình thành học thuyết Mác?

1.Những tiền đề dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa Mác:

-                        Tiền đề kinh tế:

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã dẫn tới nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí phát triển, đồng thời hình thành và phát triển một cách nhanh chóng các đô thị, thành phố công nghiệp. Cơ cấu xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa được đặc trưng bởi hai giai cấp cơ bản đối lập nhau về lợi ích là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, trong đó, giai cấp vô sản là người đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiến bộ, mang tính chất xã hội hóa cao.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

-                        Tiền đề chính trị - xã hội:

Xã hội tư bản ngày càng phát triển làm nảy sinh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, đó cũng là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại sự thống trị, áp bức của giai cấp tư sản diễn ra trên quy mô rộng khắp, phát triển từ tự phát đến tự giác, từ đấu tranh kinh tế tới đấu tranh chính trị. Những cuộc nổi dậy sôi nổi của công nhân thành phố Lyông (Pháp) vào năm 1831, của những người thợ dệt Xilêđi (Đức), đặc biệt là phong trào Hiến chương của những người lao động ở Anh kéo dài từ năm 1838 đến năm 1848. Phong trào Hiến chương là phong trào mang tính chất dân chủ, với yêu cầu đưa ra những kiến nghị sửa đổi pháp luật của giai cấp tư sản cầm quyền một cách có lợi cho cuộc sống của người lao động. Sự phát triển của các phong trào này đánh dấu sự trưởng thành về ý thức chính trị của giai cấp vô sản. Trước thực tiễn ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường cho giai cấp vô sản.

-                        Tiền đề khoa học và lý luận:

Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hoá và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vượt thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng như: thuyết tiến hóa của Đácuyn, học thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Như vậy, ………………………………………………

Câu 4: Trình bày quan niệm  về độc lập dân tộc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ trách nhiệm bản thân là sinh viên phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

a)  Về độc lập dân tộc

- Thứ nhất,  Độc lập là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.

+ Năm 1930, Người xác định mục tiêu của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) và chỉ rõ : “ Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”.Khi thời cơ khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đến, Người nói “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập”.

+ Ngày 2/9/1945 trong Tuyên ngôn độc lập Người khẳng định:“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”; “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ

 Những tư tưởng của Người đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất thời đại “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

- Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, với bình đẳng dân tộc.

+ Nghĩa là, ở Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với sự toàn vẹn lãnh thổ, Bắc-Trung-Nam liền một dải, không thể chia cắt.

+ Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Người đã trích dẫn lại Tuyên ngôn Độc lập của Hoa kỳ năm 1776 : “ Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng”. “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Người gọi đó là  lẽ phải không ai chối cãi được.

- Thứ ba, nền độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do.

 Người thường nói “nhân dân Việt Nam rất thiết tha với độc lập, tự do và hoà bình”. Dù chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu giành cho được độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

 - Thứ tư, Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân.

+ Hồ Chí Minh viết : “ Chúng ta đấu tranh giành được độc lập rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập, tự do chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được ăn no mặc ấm”. Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là hoài bão, là lý tưởng, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh.

b) Liên hệ trách nhiệm bản thân ………………………………..